Ai trung thực, ai giả dối?


Trong khi đó , ông thủ tướng Dũng đã làm được những gì? Chỉ vài tháng sau khi làm thủ tướng, ông ký ngay chỉ thị cấm tư nhân hoá báo chí. Trong cuộc đối thoại trực tuyến, ông biện minh rằng chỉ thị ấy đúng theo pháp luật hiện hành của VN. Trong khi hiến pháp VN (điều 69) quy định rõ các quyển tự do ngôn luận, tư do báo chí của nhân dân VN, ông lại cố tình chơi chữ bằng cách cấm tư nhân hoá báo chí. Nói thẳng, người dân VN không muốn và không cần tư nhân hoá trên 600 tờ báo do đảng và chính quyền CSVN quản lý , người dân VN chỉ muốn, in ấn phát hành và cho ra những tờ báo tư nhân như là tiếng nói của quần chúng đúng theo quy định của hiến pháp. Chỉ thị cấm tư nhân hoá báo chí là một chỉ thị vi hiến, mà hiến pháp phải là pháp luật cao nhất và người làm luật phải dưa vào hiến pháp khi dự thảo luật, một ông thủ tướng mà không biết đến điều căn bản đó sao?...(đọc hết bài)

Tham vọng của Trung Quốc


VN đang ở trong trường hợp mà mộng siêu cường và chính sách bành trướng của Trung Quốc mang nhiều bộ mặt: vừa hoà bình vừa hung hãn, vừa che giấu vừa lộ liễu, vừa vuốt ve vừa hăm doạ.
Bộ mặt hoà bình thể hiện qua các cuôc qua lại thăm viếng của lãnh đạo đảng,nhà nước của 2 quốc gia, gần đây nhất là cuộc viếng thăm Bắc Kinh cũa Tỏng bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnh với khẳng định cùng vẫn chung ngọn cờ XHCN và những khẩu hiệu đao to búa lớn “16 chữ vàng và chính sách phát huy 4 tốt”. Người ta nghi ngờ rằng những cuộc viếng thăm ấy chẳng qua bên trong chỉ là sự ngầm chỉ đạo của Trung Quốc đối với lãnh đạo Việt Nam, sự nhận lãnh chỉ thị và trấn an của một chư hầu đối với thiên triều...(đọc hết bài)

Chuyện người lính chiến


Đừng để cho cả thế giới khinh rẻ, toàn thể dân tộc oán hận, thế hệ mai sau nguyền rủa một tập thể quân đội quay lưng bán đứng đất nước, chống lại nhân dân, chỉ để cúc cung tận tuỵ bảo vệ một nhúm người lãnh đạo bán nước hại dân đang tranh ăn giành quyền, đẩy quê hương Việt Nam đến chỗ tàn vong hủy diệt. Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ...(đọc hết bài)

Bàn về đa nguyên đa đảng cho VN


Thật tình mà nói, khi đọc những lời phát biểu của ông Phạm thế Duyệt, trong đầu tôi có sự so sánh ông ngay với ông cựu bộ trưởng thông tin của Iraq trong chế độ Saddam hơn 3 năm trước khi Saddam bại trận. Lúc đó, quân Mỹ đã vào đến trung tâm thành phố Baghdad mà ông này vẫn còn đang làm hề giễu dở. Có thể tài nghệ của ông Duyệt bây giờ còn cao hơn một bậc. Nếu quả vậy thì xin chúc mừng. Miệng lưỡi ông đúng là miệng lưỡi CS, ăn đằng sóng, nói đằng gió. Đành phải nhớ lại câu nói của ông Thiệu: “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm”. Đảng lãnh đạo muôn năm, dân cùng cực muôn đời...(đọc hết bài)

Chuyện chó săn VN.


Người dân lao động mất đất đai, mất nhà cửa, mất công ăn việc làm, không được ai lo lắng, lại còn bị trù dập, xua đuổi; những người khác thì bị đe doạ , chửi bới, cả khi lâm nguy tới tính mạng, thì không ngó ngàng tới, trong khi đó thì xum xoe, bợ đỡ, làm việc hết mình cho 1 tên tư bản hạng bét, thứ tư bản tay sai cũa bọn tư bản gộc Tây Âu để kiếm chút cám thừa rau úa thì hí ha hí hửng đem khoe khoang trên mặt báo, quảng cáo rùm beng.
Đám công an VN thật là không những hèn hạ, đốn mạt mà còn bẩn thỉu nữa. Không biết bây giờ mo cau ở Việt Nam có còn đủ cho bọn chúng che mặt nữa không?
(đọc hết bài).

Tình trạng công nhân Việt Nam 2


Nếu đảng đoàn thực sự là người lo lắng cho công nhân thì phải nhìn thấy rõ những bức xúc đó để tìm cách giúp đỡ cải thiện nâng cao đời sống của họ. Đáng lý trong thời gian công nhân đình công , tổ chức đoàn phải đến liên lạc với họ, tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng chính đáng của họ, rồi tìm cách điều đình với giới chủ nhân, hay tốt hơn dùng uy lực sẵn có để yêu cầu giới chủ nhân chú trọng và thi hành những yêu sách chính đáng của công nhân, chứ không phải cái thái độ hoàn toàn lặng lẽ, không có một tiếng nói nào để thay mặt công nhân đòi hỏi sửa chữa những bất công sai sót mà họ đã phải chịu từ lâu...(đọc hết bài)

Nhận thức về Xã Hội Chủ Nghĩa


Nói cho cùng, bàn về XHCN, tốt hay xấu, đúng đắn hay sai lầm, nên hay không nên định hướng chẳng qua là bàn về cách nhìn của 2 khuynh hướng. Những nhà trí thức, đặc biệt giới trí thức XHCN, đặt căn bản của sự tranh luận trên phương diện lý thuyết thuần túy. . Quý vị này chú trọng đến những ưu khuyết điểm của những tư tưởng lớn như Marx để vận dụng lý luận và khoa học để giải thích các tư tuởng ấy cho dù nó có thể đã xảy ra, chưa xảy ra hoặc sẽ không bao giờ xảy ra. Trái lại, người dân thường có khuynh hướng nhìn vào thực tại trong đời sống, những gì đã và đang biểu hiện trước mắt để đánh giá một chủ nghĩa. Nhu cầu và sự đào thải là quy luật tự nhiên của sự sống. Nhu cầu được đáp ứng, sự vật tồn tại và phát triển; thiếu nhu cầu, sự vật bị tàn lụi và diệt vong. Nhu cầu của loài vật là ăn uống ngủ nghỉ. Con người ở một mức cao hơn thì có thêm nhu cầu về văn hoá, tư tưởng, ngôn ngữ, về sở hữu cá nhân, gia đình, quyền làm việc.... Xã hội thì có nhu cầu an ninh, trật tự nên có pháp luật, chính quyền v.v...(đọc hết bài)

Góp ý về thời cơ và hiểm hoạ.


Tôi cho rằng, ĐCSVN đã đánh vuột mất những thời cơ vàng, lại còn đưa đất nước đến hiểm hoạ đen, nó đen vì nó…quá đỏ, có lẽ còn đỏ hơn cả cha đẻ của nó là Marx, Anghen nữa.Khi màu đỏ đi quá xa, nó biến chất trở nên đen xạm. Điều này đã trở thành đại bi kịch cho đất nước và dân tộc VN: Những người lãnh đạo CSVN ép buộc dân tộc VN đi theo con đường XHCN, một Chủ nghĩa mà họ (cả lãnh đạo và nhân dân) chưa chắc đã hiểu hay chỉ hiểu mập mờ, đem áp dụng mù quáng không cần biết đến những cái hại tầy đình, hoặc là hiểu sai lạc về Marx, lười tư duy để tiên liệu đến những sai lầm của Marx, đem vận mạng của cả dân tộc ra làm thí nghiệm cho chủ thuyết chưa được kiểm chứng, hay vì lòng tự hào, kiêu hãnh quá đáng, biết mình sai nhưng không thể quay đầu lại nhìn quá khứ vì sự thật nó đau xót quá...(đọc hết bài)

Tình trạng công nhân Việt Nam

Nói đến luật lao động, trước hết phải nói đến quan hệ lao tư, còn gọi là quan hệ chủ thợ. Xưa nay, quan hệ này luôn luôn xung khắc. Theo Marx, chính sự xung khắc này đưa đến sự đấu tranh giai cấp, từ đó nảy sinh chủ nghĩa Cộng Sản. Tuy xung khắc nhưng chủ thợ vẫn phải dựa vào nhau để sống. Luật lao động được làm ra để phần nào hoá giải những xung khắc này. Giới chủ nhân muốn nhân công làm việc nhiều hơn, lãnh lương ít hơn để trong sản xuất bớt chi phí, hưởng lợi nhiều hơn, cuối cùng đi đến sự bóc lột sức lao động. Trái lại, công nhân muốn làm ít đi, lãnh lương nhiều hơn, rốt cuộc, giá thành sản phẩm sẽ tăng cao, giới chủ nhân thua lỗ, cuối cùng doanh nghiệp rút chạy hoặc sụp đổ, chủ mất nhà máy, công nhân mất việc. Luật lao động mang sự dung hoà đến cả 2 phía: quyền lợi và trách nhiệm cho cả 2 bên để cùng bớt đi sự bóc lột sức lao động, giảm thiểu những lãng phí gây nguy hại cho doanh nghiệp.(đọc hết bài...)

Bảo thủ, lực cản của dân chủ



Ngay cả trong cộng đồng hải ngoại, những người đã làm quen nhiều năm với các nền văn hoá phóng khoáng Tây Phương, óc quan liêu bảo thủ dường như còn bám rễ khá sâu trong lòng. Một số người cứ vin vào việc bảo tồn văn hoá, giữ gìn truyền thống để bảo vệ cái sự hủ lậu của họ. Trong các sinh hoạt cộng đồng, người Việt Hải Ngoại vẫn thường cố giữ những phong tục cũ kỹ. Điển hình như lễ giỗ tổ hàng năm, nghi lễ vẫn 1 bài bản đọc và đốt văn tế ,dâng trà dâng rượu, rồi tamquỳ ngũ bái, có từ bao năm, ban tế lễ phải là những ông già khăn đóng áo thụng, bảo rằng như thế mới trang trọng. Kết quả là mỗi năm mỗi vắng, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy một ít người trơ trọi. Tại sao chúng ta không khuyến khích mọi người tham gia bằng cách mời gọi các thành phần già trẻ trai gái đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức các nghi lễ , làm sao cho vui tươi và hợp thời hơn, ban tế lễ nên bao gồm mọi thành phần, đặc biệt giới trẻ, vì họ là những người đang còn nhiệt tình và nhiều sáng kiến nhất?(đọc hết bài...)

Australia, Đất nước của bao dung



Tuy nhiên, đối với nhiều người trong thánh đường, Nguyễn đã không được phép “do the time”, em đã bi treo cổ. Cái chết của em, hay đúng hơn, cái nguyên nhân của cuộc chiến chống lại án tử hình, đã thu hút nhiều tầng lớp người khác nhau ở Melbourne ngày hôm qua: những người Ấn Độ Giáo với bộ sari, người Hồi Giáo với chiếc khăn mạng choàng, một giảng viên triết học Công Giáo, linh mục Chính Thống, một tu sĩ Phật Giáo trong bộ cà sa. Irene Wilson, bà đang nghiên cứu thần học, đã vượt 350 km từ Mount Beauty để tham dự, bà muốn đến để chia buồn, cũng là để chứng tỏ người dân Úc đầy lòng trắc ẩn và tình bạn. Bà nói” Người dân Úc đặt trái tim trên tay họ như những con người có lương tâm . Reta Kaur, người Ấn đến từ Malaysia nói: ” Singapore là thành phố bằng đá với những con tim chai đá.” Stan, người Balan cho rằng:” anh ta còn quá trẻ, anh đã làm bậy, dĩ nhiên , nhưng án phạt quá nặng. Bao nhiêu người nhập lậu hàng tấn mà chả bao giở bị trừng phạt.”(đọc hết bài...)

Suy nghĩ về căn bệnh anh hùng



Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ để phòng bệnh, là thói quen tốt. Nhưng sợ vi trùng đến nỗi bị ám ảnh như nhà kỹ nghệ nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam đã mắc “bệnh Anh hùng”. Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive-Compulsive disorder. Bệnh HOC hay bệnh anh hùng đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại, người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa.(đọc hết bài...)

Đối thoại



Thế hệ của chúng tôi, ở cả hai miền Nam Bắc, là một thế hệ bất hạnh. Thế hệ của sự mất mát, sinh ly tử biệt. Ra đời và lớn lên trong thời kỳ khói lửa tương tàn, trưởng thành vào đúng giai đoạn tàn khốc nhất của cuộc chiến, người thanh niên không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải hoà nhập vào chiến tranh, có người vì lý tưởng bên này hoặc bên kia, nhiều người khác đơn giản chỉ đi làm nhiệm vụ một công dân. Cuộc huynh đệ tương tàn ấy là thảm kịch đáng nguyền rủa nhất trong lịch sử nước nhà. Chúng tôi đã không có cơ hội được đi trọn con đường học vấn giáo dục để tạo dựng một nghề nghiệp vững chắc cho mình và đóng góp xây dựng đất nước. Bị tung vào cuộc chiến, săn lùng tiêu diệt nhau bạo tàn hơn thú dữ, lớp lớp người thay nhau ngã xuống, mộ phần rải khắp nẻo quê hương, biết bao kẻ đến nay còn biệt tích không cả một nấm mồ. Nhiều người sống sót trở về cũng đã để lại một phần thân thể, sống một kiếp tật nguyền tàn tạ. Một số bị trả thù, trù dập dã man trong các nhà tù, cải tạo. Có những người như tôi, may mắn vượt thoát đến những vùng trời mới, hít thở không khí tự do, nhưng đa số còn ở lại vẫn đang chịu sự nghiệt ngã của cảnh “rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. (đọc hết bài...)

Chuyện đời: nói leo mà nói thật



Con người sinh ra trong tự do, phải được sống trong tự do. Con chim trong lồng, dẫu lồng son mồi bạc, vẫn buồn bã và không thể hát líu lo. Con người dẫu cơm no áo ấm, mà không được nói những gì muốn nói, làm những gì mình thích và đi lại những nơi mình mơ ước coi như chưa hoàn toàn được làm người. Đảng cộng sản VN hãy trả lại tất cả moị quyền cho nhân dân VN tự do.(đọc hết bài...)

Đối thoại với người bên kia

Trang chính | Diễn đàn | Thơ văn Phiếm luận | Dịch thuật Phê bình

Gửi người bên kia chiến tuyến

. Dù sau ngày 30/04/75, chúng tôi trở thành người thua cuộc, bị nguyền rủa,mạt sát . nhục mạ thậm tệ;bị gán cho danh từ phản động, bị gọi là ngụy quân nguỵ quyền, bị coi là có nợ máu với nhân dân mà không biết mình có nợ từ lúc nào. Chúng tôi bị trả thù dã man tàn bạo trong các trại tù cải tạo khắp nước, nhà cửa tài sản bị tịch thu, gia đình người thì tan nát, người sống dở chết dở. Thật là 1 cuộc ăn cướp trả thù hèn hạ và đê tiện. Trượng phu không đánh người ngã ngựa, nhưng các anh thì nhẫn tâm triệt moị đường sống của người dân miền Nam chúng tôi;mà chúng tôi có tội gì , ngoài cái tội không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản phi nhân, ngoài cái tội bảo vệ lý tưởng tự do của chúng tôi, ngoài cái tội là người thua cuộc?(đọc hết bài...)