Suy tư mùa Phục Sinh


Giống như Ngài nhiều lần ngã xuống trên con đường khổ nạn, dân tộc VN đã biết bao lần ngã gục. Những lần ngã gục chan hoà máu và nước mắt dưới chân bởi những chiến dịch toàn mang những mỹ từ, thực chất là những biến động kinh hoành: cải cách ruộng đất 1954- 1955, tổng công kích Mậu Thân 1968, tổng nổi dậy mùa Xuân 1975, tập trung cải tạo “nguỵ quân nguỵ quyền” VNCH, tiêu diệt tư sản, cải tạo công thương miền Nam, vùng kinh tế mới… Khi giật mình quay lại nhìn thì đó là những chính sách diệt chủng đã tiêu hao nhiều sinh mạng, đất nước lâm vào cảnh tang tóc đau thương. Sự sai lầm lớn lao của thời bao cấp đã đẩy đất nước xuống vực thẳm. Tiếp theo là chính sách đổi mới giả hiệu nửa vời để cho đám đấy tớ của nhân dân giữ chặt quyền lực, tạo cơ hội cho bè đảng của chúng tha hồ tham nhũng vơ vét tài sản, công sức của đất nước và người dân cho đầy túi tham của bọn họ. Những sai lầm nghiêm trọng cũa đám lãnh đạo đang làm nghiêng ngả sức lực VN. Sự suy thoái nền kinh tế, lạm phát cao... làm cho đất nước có nguy cơ sụp đổ trong tương lai.
(đọc hết bài)

Về Phong Trào Dân Chủ VN.


Bài tham luận Tương lai nào cho phong trào dân chủ Việt Nam (PTDCVN)của anh Nguyễn Vũ Bình là một bài nhận định công phu và đầy tâm huyết. Thể theo lời đề nghị của anh ở phần kết luận cuối bài, người viết xin bàn thêm về một vài ý kiến cá nhân như một góp gió thành bão, đi vào chi tiết một hai khía cạnh mà tác giả đã nêu lên trong bài viết trên. Xin được đóng góp theo khả năng hiểu biết trong ba vấn đề: đường hướng rõ rệt cho tương lai của phong trào, sự đoàn kết tập hợp các lực lượng dân chủ và dự án giám sát sử dụng viện trợ nước ngoài...
(đọc hết bài)

Đấu tranh bất bạo động


Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa,
Để con:
Đem yêu thương vào nơi oán thù,
Đem thứ tha vào nơi lăng nhục,

Đem an hoà vào nơi tranh chấp,
Đem chân lý vào chốn lỗi lầm...
(đọc hết bài)

Thời sự Á châu


Bên ngoài cuộc biểu tình mang rõ màu sắc tôn giáo nhưng bên trong hàm ý một mục tiêu chính trị (hay xã hội? cái nào đúng hơn, chúng ta có thể bàn cãi khi có dịp thuận tiện). Các nhà sư Miến Điện không đòi hỏi bất cứ điều gì cho riêng bản thân họ hoặc cho tôn giáo. Cuộc biểu tình dấy lên khởi đầu do việc nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện tăng giá xăng dầu quá mức, rồi từ từ biến thành công cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ tự do. Các vị sư đã đại diện nhân dân nghèo khổ để đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng. Nhân dân Miến điện cùng toàn thể thế giới không lên án các ngài là vượt quá giới hạn tôn giáo, là hoạt động chính trị..
(đọc hết bài)


Lại đối thoại với ông Nguyễn Gia Kiểng


Nói chung, khối người Việt hải ngoại, như ông nhận định, có một đời sống ổn định, có đầu đủ tự do, dân chủ và nhân quyền. Không ai bắt buộc họ phải đấu tranh. Họ tự nguyện đấu tranh không cho họ mà cho nhân dân trong nước. Vì thế khi cho rằng họ đấu tranh chỉ cốt để biểu lộ hận thù đã không những phủ nhận giá trị lòng yêu nước thương đồng bào của họ mà còn gán ghép thoá mạ sự tham gia đấu tranh của họ vào một hành vi có mục đích đê tiện nhỏ nhen.
(đọc hết bài)


Đối thoại với ông Nguyễn Gia Kiểng


Nếu được đặt lên bàn cờ thì chúng ta đang ở trong cuộc cờ với một thế trận gay go. Chúng ta đang cần nhiều quân cờ nhập cuộc. Mỗi quân cờ, dù nước cờ non yếu, dù “chưa biết chơi cờ”, dù chỉ là một quân cờ hỗ trợ ít giá trị hay một quân cờ phải hy sinh làm vật cản cũng là một trong muôn ngàn thế cờ mà phía bên kia phải bận tâm đối phó, là một bước nhỏ nhoi cho sự đấu tranh tiến gần hơn tới đích.
Công cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam đang mong đợi những thế cờ “tuyệt chiêu “ . Còn những cao thủ “biết chơi cờ” đã đang hình thành một thế cờ “bí hiểm xuất thần” nào đó hay chưa?.
(đọc hết bài)